Một ngày, máy tính phải hoạt động liên tục, để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng như: làm việc, học tâp, giải trí. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, mọi công việc văn phòng đều chuyển sang làm tại nhà, laptop phải làm việc hết công suất.
Bạn sẽ thấy laptop nóng lên, nếu chúng ta sử dụng càng nhiều, hơi nóng tỏa ra càng lớn. Nếu cứ duy trì như vậy trong thời gian dài thì laptop của bạn sẽ bị giảm tuổi thọ đáng kể, gây ra nhiều tổn hại. Vậy nhiệt độ CPU laptop bao nhiêu là bình thường ?
Quá trình sinh ra nhiệt của Laptop diễn ra như thế nào?
Không chỉ bộ vi xử lý máy tính mà tất cả các thiết bị điện tử đều sinh nhiệt trong quá trình hoạt động. Nó là một hiện tượng vật lý cơ bản khi năng lượng được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Khi có dòng điện chạy qua, toàn bộ hệ thống linh kiện sẽ sinh nhiệt, nhưng vi xử lý có công suất hoạt động cao nhất sẽ tỏa nhiệt nhiều nhất. Nếu nhiệt độ giảm trong ngưỡng cho phép thì máy vẫn hoạt động bình thường, nhưng nếu nhiệt độ CPU quá cao sẽ khiến xung nhịp chip giảm, thậm chí là sập nguồn.
Nhiệt độ CPU laptop bao nhiêu là bình thường?
Khi ở trạng thái nhiệt độ mát mẻ, ổn định CPU sẽ làm việc tốt nhất. Nếu nhiệt độ CPU quá cao sẽ sinh ra các hiện tượng như máy tính đang dùng tự nhiên tắt ( sập nguồn), giảm xung nhịp,… nguy hiểm hơn có thể làm cháy CPU.
Nhiệt độ CPU ở trạng thái nhàn rỗi – Idle Temperature
Nhiệt độ nhàn rỗi (không tải) của CPU là khi bạn không chạy bất kỳ ứng dụng hoặc phần mềm nào trên máy tính, laptop thậm chí không có cửa sổ nào mở ra, bạn chỉ cần bật máy tính xách tay / PC lên và để màn hình sáng. Tại thời điểm này, tùy thuộc vào thương hiệu bộ vi xử lý của bạn, nhiệt độ chip sẽ khác nhau, dưới đây là ví dụ về nhiệt độ khi không sử dụng của CPU intel và CPU Amd:
Nhiệt độ CPU Intel khi nhàn rỗi | 28 độ C đến 43 độ C |
Nhiệt độ AMD Intel khi nhàn rỗi | 30 độ C đến 45 độ C |
Xem thêm:
Nhiệt độ CPU khi ở trạng thái hoạt động bình thường – Normal Temperature
Đây là nhiệt độ khi CPU trung bình Khi chúng ta thực hiện các tác vụ như chơi game, xem phim, lướt web hay chỉnh sửa video…. là trạng thái trung bình của CPU đây là mức Nhiệt độ bình thường là khi chúng ta sử dụng máy tính xách tay hoặc PC để thực hiện các công việc hàng ngày như lướt web, xem phim hoặc chơi các trò chơi đơn giản.
Nói chung, đây là ngưỡng nhiệt độ khách quan cần được quan sát để có được chính xác độ ổn định nhiệt độ của bộ xử lý, để đánh giá hiệu suất chính xác của CPU nên chỉ số nhiệt độ của CPU ở trạng thái này là cần quan tâm nhất.
Nhiệt độ CPU Intel khi hoạt động | 47 độ C đến 65 độ C (Có thể lên tới 80 độ C nếu hỏa động cường độ cao) |
Nhiệt độ AMD Intel khi hoạt động | 49 độ C đến 69 độ C |
Nhiệt độ CPU ở trạng thái tối đa – Max Temperature
Trạng thái tối đa (nhiệt độ tối đa) là khi bạn đẩy bộ xử lý chạy 100% công suất liên tục mà không dừng lại. Thông thường nó sẽ là ngưỡng nhiệt độ của CPU khi chơi game quá khó hoặc kết xuất video trong thời gian dài. Điều quan trọng cần lưu ý là trong mọi trường hợp, cần phải giữ ngưỡng nhiệt độ CPU trong phạm vi được Intel và AMD khuyến nghị là:
Nhiệt độ CPU Intel ngưỡng cho phép | 66 độ C đến 90 độ C |
Nhiệt độ AMD ngưỡng cho phép | 68 độ C đến 92 độ C |
Dấu hiệu nhận biết khi Laptop của bạn bị quá nhiệt:
Trong quá trình sử dụng máy tính, Laptop nếu máy tính của bạn bị quá nhiệt thì rất dễ nhận ra, dưới đây là các dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết tình trạng Laptop bị quá nhiệt:
- Quạt máy tính, Laptop luôn quay với tốc độ cao, phát ra tiếng ồn (Tiếng hú) lớn khi laptop hoạt động.
- Laptop chậm, lag, treo giật khi hoạt động.
- Trong quá trình sử dụng, Laptop bị tắt ngang.
- Màn hình bị sọc màu, đây là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ của GPU đang tăng cao.
Lý do làm cho Laptop bị quá nhiệt:
Để Laptop lên túi chống sốc trong quá trình sử dụng
Nhiều bạn có thói quen sử dụng túi chống sốc kê cho laptop của mình và khi lấy ra sử dụng bạn luôn đặt nó lên trên chiếc túi đó. Bạn nghĩ rằng làm như vậy thiết bị sẽ ít trầy xước hơn nhưng thực tế là bạn đang gây ra lỗi làm cho máy tính kém bền hơn.
Bên dưới Laptop vẫn có nhiều khe thông gió, giúp hệ thống thông gió có thể hút gió mát vào và thoát nhiệt ra ngoài từ hệ thống tản nhiệt bằng đồng. Khi bạn kê máy lên túi chống sốc sẽ bịt kín các khe này, giúp quạt khó lấy gió và khó làm mát hơn, quạt với tốc độ nhanh hơn bình thường để làm mát máy hoặc tắt hẳn quạt do phải chạy với cường độ cao trong thời gian dài. Hiệu suất tản nhiệt của hệ thống bị giảm sút, ảnh hưởng đến tuổi thọ của các linh kiện như CPU, GPU và nhiều thứ khác khiến Laptop của bạn nhanh hỏng.
Lời khuyên: Nhiều hãng sản xuất laptop cũng lưu ý người dùng nên đặt máy trên các bề mặt cứng, bằng phẳng như mặt bàn, mặt đá… vì những bề mặt này sẽ không được làm kín sẽ giúp Laptop tản nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, bạn không nên để máy trên đùi để sử dụng lâu vì ngày cũng giống như các loại túi chống sốc khác, nó cũng được bọc kín. các khe hút gió và khi máy nóng lên cũng có thể gây bỏng da.
Môi trường sử dụng Laptop có nhiều bụi bẩn
Môi trường bụi bẩn chính là tác nhân lớn nhất gây ra tình trạng quá nhiệt trên Laptop, nếu bạn phải sử dụng máy tính, Laptop trong môi trường không khí nhiều bụi bẩn, thì tốt nhất bạn nên vệ sinh Laptop định kỳ trong khoảng 6-12 tháng 1 lần, để tránh tình trạng bụi bẩn làm bít kính các khe tản nhiệt.
Dịch vụ vệ sinh Laptop: Vệ sinh laptop Thủ Dầu Một – Bình Dương【0984.270.270】
Làm sao để hạn chế tình trạng Laptop bị quá nhiệt
Dưới đây là một số gợi ý của Laptop Cũ Bình Dương dành cho bạn để hạn chế tình trạng Laptop bị quá nhiệt trong quá trình dài sử dụng:
- Sử dụng bản Windows tối ưu, đối với mình Windows là thứ đầu tiên sẽ phải cài lại sau khi mua Laptop.
- Vệ sinh laptop định kỳ từ 6-12 một lần.
- Sử dụng Laptop trên mặt bàn phẳng
- Sử dụng đế tản nhiệt cho Laptop nếu bạn có điều kiện.
- Sử dụng Laptop trong phòng có điều hòa.
Kết luận
Tình trạng Laptop bị quá nhiệt không diễn ra thường xuyên, nhưng nguyên nhân chính vẫn là đến từ phía người sử dụng, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục, hạn chế tình trạng đó thông quá các gợi ý mà Laptop Cũ Bình Dương đã chia sẻ trong bài viết này.
Tác giả: Laptop Cũ Bình Dương
Bài viết liên quan: