Cũng giống như CPU, GPU, RAM, ổ cứng cũng là một trong số những linh kiện quan trọng không thể thiếu của Laptop / PC , đóng vai trò quyết định tốc độ truy xuất, xử lí dữ liệu của Laptop /PC.
Hôm nay cửa hàng Laptop Thủ Dầu Một ( Laptop Cũ Bình Dương ) sẽ cùng bạn tìm hiểu về ổ cứng là gì ? Công dụng và cấu tạo của ổ cứng nhé!
Ổ cứng là gì?
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi”, có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tới lược các loại ổ cứng đang có mặt trên thị trường như là: HDD, SSD mSATA, M2 SATA, M2 NVMe PCIe
Ổ cứng HDD là gì?
HDD hay còn gọi là ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.
Ổ HDD của laptop hiện nay có 2 tốc độ phổ biến là 5400 RPM (vòng mỗi phút) hoặc 7200 RPM, trừ một vài đĩa cứng ngoại lệ có tốc độ quay lên đến 15.000 RPM. Nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính.
Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin. Do vậy nên ổ cứng HHD sử dụng truy xuất dữ liệu cơ nên không được bền như SSD khi di chuyển nhiều.
Xem thêm:
- Nên mua SSD hãng nào 2021
- Trung Tâm Sửa chữa Laptop ở Thủ Dầu Một Bình Dương
- Mua Laptop Trả Góp Thủ Dầu Một Bình Dương
Vì vậy mà các thao tác của bạn như chép nhạc, phim hay dữ liệu từ máy tính ra thiết bị khác (USB, Ổ cứng) nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào phần này, hơn nữa chất liệu của các linh kiện trong ổ cứng này càng tốt thì dữ liệu bạn lưu trên này sẽ an toàn hơn.
Ổ cứng HDD bao gồm HDD Internal và HDD External, trong đó:
- HDD Internal: Có kích thước 3,5 inch và hầu hết có dung lượng là 4 TB. HDD Internal có tốc độ đọc ghi dữ liệu khoảng 530 MB/s. Thông thường, ổ cứng này có giá gần 2 – 7 triệu. Nhưng nhìn chung thì HDD Internal vẫn có giá “dễ chịu” hơn so với HDD External .
- HDD External: Có kích thước 2,5 inch, hầu hết có dung lượng tối đa là 2 TB được cung cấp năng lượng qua cổng kết nối USB hoặc Thunderbolt. Tuy nhiên, thị trường ổ cứng di động ngày càng phong phú đa dạng, với nhiều loại được thiết kế đặc biệt có khả năng lưu trữ rất lớn như Backup Plus Desktop với dung lượng lên tới 5 TB.
Ổ cứng SSD là gì?
SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như bộ nhớ RAM hay các loại thẻ nhớ, USB đó là sử dụng các chip nhớ flash. SSD có nhiều phương thức kết nối không chỉ dừng lại ở SATA III có tốc độ tối đa 6 Gbps mà còn PCIe lên đến 32 Gbps.
Phân loại các loại ổ cứng SSD thông dụng trên thị trường hiện nay:
Ổ cứng SSD mSATA
- Hình dạng của loại ổ cứng này giống như card wifi trên laptop, là dạng thu nhỏ của ổ cứng SSD truyền thống.
- Tốc độ đọc – ghi: tối đa đạt 550mb/500mb.
- Khe cắm thường có trên một số dòng laptop, mainboard B75, Surface Pro 2, 3,…
Lưu ý: Máy tính đang sử dụng ổ cứng mSATA, thì có thể đổi sang SATA 2.5 hoặc USB 3.0 đều được.
Ổ cứng SSD chuẩn M2 Là loại ổ cứng thế hệ mới, hình thức giống thanh RAM máy tính. Có 2 loại chính là M2 SATA và M2 NVMe (PCIe):
- SSD M2 SATA: chân cắm của ổ có 2 rãnh 2 bên, kích thước phổ biến là 22×42 và 22×80 mm, và tốc độ chỉ đạt khoảng 550 Mbps/ 550 Mbps (do bị giới hạn bởi băng thông).
- M2 NVMe: chân cắm ổ có 1 rãnh bên phải, có kích thước phổ biến là 22×80 mm, và tốc độ đạt khoảng 3.5 Gbps/ 2.5 Gbps.
Lưu ý:
- Laptop dùng SSD M2 SATA, thì không thể mua SSD M2 NVMe thay được (Hình bên trái).
- Nếu mainboard có khe M2 hỗ trợ (M2 SATA, M2 NVMe) thì bạn có thể chọn 1 trong 2 loại tuỳ theo sở thích và tài chính cá nhân (Mua được cả 2 hình).
Ổ cứng SSD chuẩn Micro SATA
- Loại ổ SSD này hiếm gặp trên thị trường, có tên gọi khác là uSATA, dễ nhầm lẫn với mSATA.
- Kích thước ổ thường là 1.8 inch của hãng Samsung, Intel,… với Cấu tạo gồm 2 khối 7 Pin data và 9 Pin (7+2) nguồn.
Kết luận
Các bạn đang sử dụng ổ cứng HHD thấy máy chạy chậm, ì ạch thì nên thay ngay cho mình 1 ổ cứng SSD để máy chạy nhanh hơn gấp đôi nhé ( vì ổ SSD nhanh hơn HHD tận 10 lần ). Các bạn muốn nâng cấp ổ cứng cho máy tính / laptop thì nên tìm hiểu kỹ laptop / máy tính của các bạn đang sử dụng loại nào :
- Đối với PC các bạn có thể trực tiếp tháo case ra kiểm tra ổ cứng hiện tại cũng như khe cắm ổ cứng còn trống
- Còn đối với Laptop các bạn nên liên hệ Laptop cũ Bình Dương ( Laptop Cũ Bình Dương ) theo số điện thoại 0984.270.270 – 0935.68.68.22 để được tư vấn nâng cấp ổ cứng tối ưu cho laptop mình nhé!
Tác giả: Laptop Cũ Bình Dương
Bài viết liên quan: