Chuẩn ram laptop ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lí của laptop/ PC tuy nhiên cần phải chọn đúng chuẩn ram hiện tại của laptop/ PC để nâng cấp. Sau đây chúng ta hãy cùng Laptop Cũ Bình Dương cùng tìm hiểu sâu về ram là gì, cách hoạt động, phân loại ram và lựa chọn ram sao cho đúng:
RAM là gì?
RAM(Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên vì nó có đặc tính:
Thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit). Tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).
Dung lượng Ram càng lớn thì càng tốt cho hệ thống của bạn nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng (Windows 32bit hoặc 64bit). Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản 32bit thì chỉ hỗ trợ tối đa là 3.4GB mà thôi.
Tham khảo thêm:
Cách hoạt động của RAM
Cấu tạo của ram Trước khi đi vào phần cách thức hoạt động của ram thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về cấu tạo của ram trước: Ram được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ như là: các chip nhớ, điện trở và tụ điện ( giữ nhiệm vụ ổn định điện áp và độ chính xác cho chip nhớ ). Chi tiết bản mạch in (printed circuit board hay PCB) gồm nhiều lớp đồng khác nhau từ 6-8 lớp tùy vào chất lượng của sản phẩm. Các lớp đồng này kết nối với nhau dựa trên quy trình sản xuất mạch in phức tạp.
Ram có giá thành khá cao vì chân cắm của RAM được mạ vàng để tăng khả truyền dẫn dữ liệu và chống bị oxy hóa. Có nhiều công ty Trung Quốc cũng đã thu lại phế liệu để lấy vàng từ các bản mạch.
Phía trên là hình ảnh khe cắm ram của main, thông thường Laptop hay PC các bạn đều có 2 khe ram, 1 khe ram sẽ được cắm sẵn có thể là ram 2G/4G/8GB hoặc nhiều hơn, còn 1 khe sẽ để trống cho các bạn tiện nâng cấp sau này.
Chip nhớ là nơi ghi lại dữ liệu và lưu trữ khi không có nguồn điện cắm trực tiếp. Vậy ram có lưu dữ liệu lại được như HHD, SSD hay thẻ nhớ không khi tắt điện hoặc khởi động lại không? Câu trả lời là không nha các bạn, mặc dù có chip nhớ nhưng cơ chế hoạt động hoàn toàn khác với HHD hay SSD, RAM được sử dụng để lưu trữ tạm thời giúp vi xử lý có thể truy xuất nhanh hơn khi cần. RAM là một trong những loại bộ nhớ nhanh nhất của máy tính, nhưng là bộ nhớ khả biến, nên dữ liệu lưu trên RAM sẽ bị mất khi tắt máy hoặc mất điện (hết pin).
>>> BẠN NÊN XEM:Nên mua SSD hãng nào 2021
Cách thức hoạt động của RAM
RAM là một trong những bộ phận rất quan trọng trong máy tính và có ảnh hưởng đến tất cả hoạt động trên máy tính, từ những thao tác cơ bản như mở Word, Excel, vào mạng lướt web cho đến những chướng trình khác như chơi game giải trí, … Dung lượng bộ nhớ RAM và đời RAM giúp cho quá trình hoạt động cũng như thời gian phản hồi của người sử dụng với ứng dụng được nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, RAM có bộ nhớ càng lớn, đời càng mới thì máy tính sẽ càng trơn tru và mượt mà hơn. Nói tóm lại RAM chỉ có chức năng lưu trữ những dữ liệu tạm thời và có khả năng quy định tốc độ chạy của máy tính / laptop. Nếu máy tính của bạn có nhiều phần mềm thì bạn nên sử dụng RAM có dung lượng lớn để hệ thống máy tính luôn trong tình trạng hoạt động ổn định nhất.
Phân loại RAM
Phân loại theo cấu tạo
Về cấu tạo thì RAM được thành 2 loại đó là: RAM tĩnh Ram tĩnh có tên gọi khác là SRAM (Static Random Access Memory), đây là loại RAM được sản xuất theo công nghệ điện hóa phát quang ECL. Loại RAM này có bộ nhớ rất nhanh và không bị mất nội dung sau khi được nạp. WOW đây là loại ram khắc phục được nhược điểm chỉ lưu trữ tạm thời của ram thông thường nè, tuy nhiên loại ram này chưa xuất hiện nhiều trên các thiết bị laptop/ PC phổ thông nên chúng ta không tập trung nhiều vào nó nhé ! :)) RAM động RAM động có tên gọi khác là DRAM (Dynamic Random Access Memory) sử dụng kỹ thuật MOS với mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liện của loại RAM này phụ thuộc vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện. Vậy nên, mỗi khi tắt nguốn máy tính là bộ nhớ RAM bị xóa sạch.
Phân loại theo đời sản xuất của RAM
Thông thường thì RAM trên laptop sẽ có kích thước nhỏ hơn PC vì vậy nên sẽ ít tốn năng lượng hơn và tất cả các loại RAM trên laptop đều là RAM động. Hiện nay có rất nhiều loại RAM trên laptop, một số loại phổ biến nhất đó là: RAM SDR Đây là loại RAM được biết đến từ những năm cuối thế kỷ 20, [SDR] có bộ nhớ rất hạn chế và tốc độ hơi chậm cho nên hiện nay dòng RAM này đã không còn phổ biến nữa.
RAM DDR Nhằm khắc phục nhữnng nhược điểm của SDR thì loại RAM [DDR] đã ra đời và rất phổ biến vào những năm 2000 – 2004. Loại RAM này có tốc độ xử lý nhanh gấp đôi và bộ nhớ cũng lớn hơn rất nhiều so với SDR. Tuy nhiên hiện nay chuẩn RAM này đã không còn được sử dụng nữa.
DDR2 Nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng tăng cao, đòi hòi RAM cần được nâng cấp và [DDR2] ra đời. Chúng có khả năng xử lý và dung lượng bộ nhớ tích hợp rất cao, cao hơn nhiều so với DDR. Bên cạnh đó, DDR2 còn được tích hợp thêm một chức năng rất đặc biệt đó là tiết kiệm năng đáng kể. Loài này rất phổ biến vào những năm 2003 – 2009.
RAM DDR3 Là một loại RAM xuất hiện vào những năm 2010. RAM [DDR3] được nâng cấp và cải thiện hơn rất nhiều so với DDR2, tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn và khả năng tiết kiệm điện năng cũng cao hơn 30% so với DDR2. Đây cũng là loại RAM được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
RAM DDR3L Đây là loại RAM thường xuất hiện trên các dòng máy tính cao cấp. [DDR3] sử dụng rất ít năng lượng nên rất tiết kiệm điện năng, điều này giúp thời lượng pin kéo dài hơn so với các dòng máy khác.
RAM DDR4 [DDR4] được mệnh danh là chuẩn RAM mạnh mẽ tuy nhiên không phải là nhất hiện nay ( Vì còn có DDR5 ) với dung lượng lên đến 512GB và hỗ trợ xung nhịp bus lên đến 4266 MHz. Hỗ trợ xung nhịp cao nên tốc độ xử lý của DDR4 phải nói là vượt trội.
RAM DDR5 DDR5 SDRAM là viết tắt của cụm từ Double Data Rate 5 Synchronous Dynamic Random-Access Memory, còn có thể được gọi là RAM DDR5. Đây là sự kế thừa của dòng RAM DDR4, được nâng cấp gấp đôi băng thông và giảm lượng điện năng tiêu thụ.
Vào ngày 15 tháng 11 năm 2018, SK Hynix đã thông báo về việc hoàn thành chip RAM DDR5 đầu tiên của mình và nó chạy ở tốc độ 5200 MT/s. Vào tháng 2 năm 2019, SK Hynix đã công bố chip 6400 MT/s. Và đây là tốc độ cao nhất chính thức cho phép của bộ nhớ RAM DDR5.
Chip SK Hynix được phát triển dựa trên quy trình 10nm và mỗi mạch tích hợp (IC) có mật độ 16GB. DIMM tiêu chuẩn (mô đun bộ nhớ tích hợp kép) cho bộ nhớ hệ thống có chứa 8 đến 16 IC với tổng dung lượng là từ 8 đến 16GB. Những con chip này cho thấy một số cải tiến ban đầu đáng kích lệ.
Vào tháng 9 năm 2019, tiêu chuẩn của RAM DDR5 vẫn đang được JEDEC hoàn thiện và dự kiến phát hành vào năm 2020. Một số công ty đã lên kế hoạch đưa lo sản phẩm đầu tiên ra thị trường vào cuối năm 2019. Tiêu chuẩn JEDEC LP-DDR5 (Low Power Double Data Rate 5) cho máy tính xách tay và điện thoại thông minh đã được phát hành vào tháng 2 năm 2019.
So với RAM DDR4, DDR5 tiếp tục giảm điện áp mô đun bộ nhớ xuóng còn 1.1V và do nó nó giúp thiết bị giảm lượng điện năng tiêu thụ tổng thể. Các mô đun DDR5 có thể tích hợp bộ điều chỉnh điện áp trên bo mạch để đạt được tốc độ cao hơn.
Thông thường, hầu hết các trường hợp đang sử dụng RAM DDR4 đều sẽ muốn chuyển sang dùng RAM DDR5. Và để có thể sử dụng được những thiết bị này trên PC và máy tính xách tay, yêu cầu bo mạch chủ Intel hay AMD phải hỗ trợ nó.
Phân loại RAM theo Bus
Bus RAM là gì?
Bus là một thuật ngữ tin học, là viết tắt của từ “omnibus” trong tiếng Latin dùng để chỉ hệ thống giao tiếp và truyền dẫn dữ liệu giữa các thành phần trong một hệ thống máy tính. Mọi phần cứng và phần mềm của hệ thống cùng các chuẩn kết nối với các thiết bị bên ngoài đều phải được xây dựng dựa trên hệ thống này.
Cấu tạo Bus RAM
Một bộ nhớ BUS được tạo từ hai thành phần là bus dữ liệu,bus địa chỉ và bus điều khiển.
- Bus dữ liệu chịu trách nhiệm chuyển thông ting giữa bộ nhớ và chipset. Bus dữ liệu càng rộng thì hiệu suất của nó càng cao vì nó có thể cho phép nhiều dữ liệu đi qua trong cùng một khoảng thời gian, đây được gọi là băng thông dữ liệu.
- Bus địa chỉ giao tiếp với hệ thống về nơi có thể định vị hoặc lưu trữ thông tin cụ thể khi dữ liệu đi vào hay rời khỏi bộ nhớ. Tốc độ và độ trễ của một hành động được thực hiện trong một hệ thống máy tính phụ thuộc rất lớn vào bus địa chỉ vì nó là thực thể định vị thông tin. Chiều rộng của nó mô tả lượng bộ nhớ hệ thống mà bộ xử lý có thể đọc hoặc ghi vào.
- Bus điều khiển: Trong khi bus địa chỉ mang thông tin về thiết bị mà CPU đang liên lạc và bus dữ liệu mang dữ liệu thực tế đang được xử lý, thì bus điều khiển mang các lệnh từ CPU và trả về tín hiệu trạng thái từ thiết bị.
Các loại Bus RAM
SDR SDRAM:
- PC-66: 66MHz bus
- PC-100: 100MHz bus
- PC-133: 133MHz bus
DDR SDRAM:
- DDR-200: còn được gọi là PC-1600. 100MHz bus với 1600MB/s bandwidth.
- DDR-266: còn được gọi là PC-2100. 133MHz bus với 2100MB/s bandwidth.
- DDR-333: còn được gọi là PC-2700. 166MHz bus với 2667MB/s bandwidth.
- DDR-400: còn được gọi là PC-3200. 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM:
- DDR2-400: còn được gọi là PC2-3200. 100MHz clock, 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.
- DDR2-533: còn được gọi là PC2-4200. 133MHz clock, 266MHz bus với 4267MB/s bandwidth.
- DDR2-667: còn được gọi là PC2-5300. 166MHz clock, 333MHz bus với 5333MB/s bandwidth.
- DDR2-800: còn được gọi là PC2-6400. 200MHz clock, 400MHz bus với 6400MB/s bandwidth.
DDR3 SDRAM:
- DDR3-1066: còn được gọi là PC3-8500. 533MHz clock, 1066MHz bus với 8528MB/s bandwidth.
- DDR3-1333: còn được gọi là PC3-10600. 667MHz clock, 1333MHz bus với 10664MB/s bandwidth.
- DDR3-1600: còn được gọi là PC3-12800. 800MHz clock, 1600MHz bus với 12800MB/s bandwidth.
- DDR3-2133: còn được gọi là PC3-17000. 1066MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth.
DDR4 SDRAM:
- DDR4-2133: còn được gọi là PC4-17000. 1067MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth.
- DDR4-2400: còn được gọi là PC4-19200. 1200MHz clock, 2400MHz bus với 19200MB/s bandwidth.
- DDR4-2666: còn được gọi là PC4-21300. 1333MHz clock, 2666MHz bus với 21328MB/s bandwidth.
- DDR4-3200: còn được gọi là PC4-25600. 1600MHz clock, 3200MHz bus với 25600MB/s bandwidth.
Cách chọn ram theo nhu cầu
Ngày trước chúng ta luôn quan niệm với các bộ máy văn phòng thì chúng ta chỉ nên chọn từ 4Gb ram cho nó phù hợp với mức kinh phí cũng như đã đáp ứng được trải nghiệm của người dùng. Tuy nhiên đó là quan niệm đã cũ rồi vì chúng ta bây giờ ngoài việc làm văn phòng thì cũng thường có những tác vụ đi kèm, phần mềm liên lạc, bật trình duyệt tìm tài liệu … Chưa kể win 10 giờ cũng đã phổ biến và win 10 cũng không có tiết kiệm ram tốt như win 7 ngày trước, vì vậy chúng ta cần phải thêm 4Gb nữa để đảm bảo trải nghiệm tốt, mượt mà nhất có thể. Hiện nay, giá ram trên thị trường cũng đã rất rẻ, chỉ từ 550.000 các bạn đã có thể có ngay 8Gb ram để thoải mái sử dụng nên tội gì mà không thêm cho thoải mái đúng không nào ?
Đối với dân văn phòng, chơi game
Đó là nhu cầu văn phòng, vậy chơi game thì sao? Với các game AAA hiện tại thì đều yêu cầu mức ram trên 8Gb, nên để phù hợp nhất với các bạn thì cứ chọn 16Gb Dual channel ( 2 cây 8Gb ) là thoải mái trải nghiệm game một cách mượt mà nhất mà không cần phải lo lắng vì thiếu ram. Đây cũng có thể nói là mức RAM chuẩn mực ở thời điểm hiện tại.
Đối với làm đồ họa như AI, PS
Với các bạn làm đồ họa như Ai, Photoshop, Corel X8 hoặc bên biên tập video như Pr, hoặc hiệu ứng Ae, thì ram là vô cùng cần thiết, nếu chưa đủ kinh phí các bạn có thể bắt đầu từ 16Gb hoặc dư dả tí thì có thể lên 32Gb cho đủ với nhu cầu công việc, nhưng nhớ là phải luôn Dual channel nhé các bạn. Vì các ứng dụng này khá là ăn ram khi chúng ta làm việc, nên mức ram trên 16Gb mình thấy là khá hợp lý với những bạn thường xuyên sử dụng những ứng dụng này cho nhu cầu công việc của mình, hay đúng hơn làm kiếm tiền từ nó. Vì vậy đầu tư 1 tí cũng không thừa, đâu ai muốn đang làm mà bị văng ứng dụng chỉ vì thiếu RAM đúng không ?
Kết luận
Cho dù bạn sử dụng laptop / pc để làm công việc gì thì cũng nên chú ý về thông số ram để laptop / pc có thể chạy mượt mà, trơn tru, mức ram phổ thông cho laptop/pc hiện nay là dưới 4gb đối với laptop/pc chạy win 32 bit và trên 4gb đối với laptop/pc chạy win 64 bit ( nên nâng cấp 8gb để thoải mái hơn tỏng quá trình sử dụng ). Cám ơn tất cả các bạn đã xem bài viết của Laptop Cũ Bình Dương. Mọi thắc mắc, góp ý các bạn hãy bình luận ở dưới bài viết này, tụi mình sẽ trả lời sớm nhất có thể!
Tác giả: Laptop Cũ Bình Dương
Bài viết liên quan: